Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé chi tiết nhất

Đặng Tâm 04/04/2022

Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, đồ sơ sinh là một thị trường rất tiềm năng. Chính vì vậy, có rất nhiều người muốn thử sức ở lĩnh vực này. Bài viết dưới đây của Wiki.Topsi sẽ hướng dẫn đến bạn đọc thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé chi tiết nhất. Mời bạn đọc theo dõi.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé chi tiết nhất

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé hiện nay khá đơn giản và nhanh chóng

Cửa hàng kinh doanh mẹ và bé gồm những mặt hàng nào?

Hiện nay, cửa hàng mẹ và bé sẽ chuyên bán các mặt hàng như: Bỉm, sữa, quần áo, xe đẩy, nôi cũi,… Mẹ và bé là ngành hàng kinh doanh không điều kiện, do đó các chủ thể kinh doanh cần đáp ứng quy định về đăng ký kinh doanh.

Mở cửa hàng mẹ và bé có cần đăng ký kinh doanh không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều người. Theo quy định của pháp luật, mở cửa hàng mẹ và bé bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Hình thức đăng ký kinh cửa hàng mẹ và bé như sau:

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 thì:

– Hộ kinh doanh do các cá nhân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường hợp là hộ gia đình làm chủ thì được đăng ký tại 1 địa điểm, có dưới 10 lao động.

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm và những người bán hàng rong, kinh doanh lưu động. Hay những người làm dịch vụ có thu nhập thấp không cần đăng ký kinh doanh.

– Trường hợp những hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé chi tiết nhất

Mở cửa hàng mẹ và bé bắt buộc phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định

Các hình thức kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

Đối với cửa hàng mẹ và bé hiện nay có 02 hình thức kinh doanh:

Hình thức thứ nhất: Cửa hàng có quy mô doanh nghiệp nhỏ lẻ, số vốn đầu tư không lớn. Trong đó, số lượng lao động dự định thuê ít hơn 10 người thì chỉ cần đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh.

Hình thức thứ hai: Khi mở cửa hàng được thuê trên 10 người lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

Bước 1: Các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đứng ra đại diện của cửa hàng sẽ gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện. Bên cạnh đó sẽ kèm theo bản sao hộ chiếu, căn cước công dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

Bước 2: Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 03 ngày, khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành cấm kinh doanh

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký kinh doanh phù hợp quy định

– Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp huyện cần phải thông báo nội dung sửa đổi.

Nếu như sau 03 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hay thông báo sửa đổi, bổ sung hồ thì người kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé chi tiết nhất

Các bước tiến hành đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

Một số lưu ý cần biết khi mở cửa hàng mẹ và bé

5.1. Quy định về chủ hộ kinh doanh

Chủ cửa hàng, người đăng ký kinh doanh phải là công dân Việt nam, có đủ năng lực hành vi dân sự. Người làm chủ phải có trách nhiệm về các khoản vợ hay nghĩa vụ đối với cửa hàng bằng tài sản của mình. 

5.2. Đóng thuế đầy đủ

Sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cửa hàng cần phải tiến hành đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Cụ thể một số loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé chi tiết nhất

Những lưu ý quan trọng khi mở cửa hàng mẹ và bé

5.3. Quy định về số lượng cửa hàng được mở

Bạn chỉ được phép mở một cửa hàng mẹ và bé. Trong trường hợp muốn mở thêm cần phải tiến hành thành lập Công ty.

Xem thêm: Mở cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn?

5.4. Đặt tên theo đúng quy định

Trước khi đăng ký kinh doanh bạn cần đặt tên cho cửa hàng của mình đúng quy định.

Bạn không được dùng từ công ty hay doanh nghiệp để làm tên cho cửa hàng. Tên cửa hàng phải được viết bằng chữ cái thuộc bảo chữ cái Tiếng Việt, kèm thêm ký hiệu, chữ số và các chữ F, J, X, W. Đồng thời cũng được phép viết tắt hoặc dùng tên tiếng Anh.

Tên đặt cho cửa hàng không được sử dụng ký hiệu, từ ngữ thiếu văn hóa.

Trên đây là nội dung bài chia sẻ về thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng mẹ và bé. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn đọc. Giúp cho quá trình đăng ký kinh doanh được thuận tiện nhất. Chúc bạn thành công!