Kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm tiết kiệm chi phí và lợi nhuận cao
Bạn đang có ý định kinh doanh bỉm cho bé nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu, nhập hàng thế nào. Để giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc này Wiki.Topsi sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm giúp bạn thành công nhanh chóng. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.
Lý do bạn nên kinh doanh bỉm cho bé
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, trung bình mỗi năm tăng 1.2% dân số nên bỉm là thị trường kinh doanh tiềm năng. Mặt khác, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm tăng 14.2% nên mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu chi tiêu cho con nhỏ cũng nhiều hơn.
Bỉm cho bé là giải pháp giúp các mẹ bớt được thời gian giặt giũ quần áo mỗi ngày, giúp các em thoải mái và tự do vận động mà không khó chịu.
Vậy nên, bỉm cho bé mà mặt hàng kinh doanh thiết yếu, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Để kinh doanh bỉm có bé thành công bạn cần có chiến lược, bí quyết giữ chân khách hàng cũng như xây dựng được con đường phát triển riêng của mình.
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh đồ mẹ và bé
Kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm sinh lời nhanh
Để kinh doanh bỉm thành công bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn và kinh nghiệm. Dưới đây Wiki.Topsi sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm cho bé. Hãy cùng tham khảo nhé.
2.1. Chuẩn bị vốn
Để bắt đầu kinh doanh bỉm cho bé bạn cần phải chuẩn bị nguồn vốn từ 50 – 100 triệu đồng. Kinh doanh đa dạng thì có thể sẽ hơn, nhưng nếu mở cửa hàng vừa phải thì mức này là thích hợp. Các khoản chi khi mở cửa hàng gồm có:
Chi phí thuê mặt bằng
Để xác định chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào khu vực bạn định mở cửa hàng là ở nông thôn hay thành phố. Trung bình mức giá thuê mặt hàng ở nông thôn sẽ dao động từ 4 – 8 triệu, còn ở trung tâm hơn sẽ từ 15 – 30 triệu đồng.
Chi phí nhập hàng
Theo kinh nghiệm chi phí nhập hàng sẽ chiếm khoảng một nửa số vốn kinh doanh. Nếu cửa hàng của bạn có ít sản phẩm thì sẽ không tạo được sự uy tín trước khách hàng.
Trong trường hợp bạn có nguồn vốn hạn chế thì không nhập quá nhiều mặt hàng, chỉ nên tập trung vào một số dòng bỉm nhất định.
Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng
Nếu như bạn có ý định mở cửa hàng nhỏ và vừa, hướng khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập trung bình thì không cần đầu tư quá nhiều vào việc thiết kế.
Mức chi phí thích hợp để thiết kế và trang trí cửa hàng là từ 20 – 50 triệu đồng.
Trong đó có các hạng mục
– Thiết kế và in biển hiệu
– Kệ trưng bày sản phẩm
– Hệ thống đèn
– Camera giám sát
– Máy tính bán hàng
Bên cạnh các khoản chi phí kể trên bạn cũng cần một khoản chi cho các hạng phụ khác như:
– Chi phí thuê nhân viên
– Mua phần mềm quản lý bán hàng
– Chi phí quảng cáo
– Vốn dự trữ để sử dụng khi nguồn thu chưa ổn định.
2.2. Tìm nguồn hàng bỉm tốt
Hiện nay có 02 hình thức nhập hàng được áp dụng cho mô hình kinh doanh này đó là:
– Nhập hàng từ nhà phân phối: Lựa chọn phương án này chắc chắn bạn sẽ nhập được sản phẩm chất lương. Đây sẽ là nơi được công ty sản xuất bỉm ủy quyền tại các khu vực khác nhau. Tuy nhiên có điều khó khăn là bạn cần phải đăng ký chỉ tiêu bán hàng.
– Nhập hàng từ bên trung gian: Trường hợp bạn muốn nhập số lượng tùy thích thì có thể chọn các đơn vị bán sỉ, đây được coi là phương án khá thích hợp. Nhập hàng tại các nguồn sỉ lớn như Topsi.vn, thitruongsi.vn,… bạn sẽ không bị áp một chỉ tiêu nào. Đặc biệt hoa hồng sẽ được tính ngay từ khi nhập hàng.
2.3. Chọn sản phẩm kinh doanh
Khi bắt đầu kinh doanh bỉm, bạn nên nhập nhiều dòng bỉm đến từ các thương hiệu lớn như: Bobby, Merries, Huggies, Moony,…
Bỉm cũng là mặt hàng bị làm giả khá nhiều, nên đa số khách hàng đều muốn mua những nơi bán hàng chính hãng, uy tín.
Để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, mỗi thương hiệu bạn nên nhập đủ sản phẩm như miếng lót, tã dán, tã quần,..
2.4. Trang trí cửa hàng
Bỉm là mặt hàng tốn khá nhiều diện tích nên khi trưng bày cần phân chia khoa học để khách hàng dễ lựa chọn.
Với mặt hàng bỉm bạn nên chọn giá kệ trưng bày làm từ tôn lỗ, tôn liền hoặc tôn chữ V lỗ. Khả năng chịu tải trọng của các dòng kệ này khá lớn, màu sắc đa dạng, chất liệu bền bỉ.
Ngoài giá và kệ bạn cũng cần đầu tư thêm bàn thu ngân để tăng hiệu quả kinh doanh, tính chuyên nghiệp cho cửa hàng.
2.5. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh bỉm
Một trong những kinh nghiệm nữa mà bạn cần phải biết đó là cần xin giấy phép kinh doanh. Bạn sẽ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – thành phố nơi bạn mở cửa hàng để xin giấy đăng ký và hướng dẫn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm hồ sơ cá nhân, tốt nhất nên hỏi thông tin từ phía cán hộ đăng ký để chủ động chuẩn bị hồ sơ. Lưu ý rằng, việc đăng ký kinh doanh này có thể đăng ký trước hoặc sau khi mở cửa hàng.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa
Những lưu ý quan trọng khi mở cửa hàng bỉm
Để kinh doanh cửa hàng thành công thì bạn sẽ không chỉ bỏ vốn mà còn phải bỏ cả thời gian và công sức. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết thêm khi kinh doanh.
3.1. Hãy trực tiếp là người tư vấn cho khách hàng
Thời gian đầu bạn nên bỏ thời gian để chăm chút và trực tiếp quản lý và tư vấn cho khách hàng. Bởi không ai có thể giàu tâm huyết như chính chúng ta. Bằng sự nhiệt tình và hết lòng của bạn chắc chắn khách hàng sẽ có thiện cảm và đồng ý mua hàng.
3.2. Marketing cửa hàng
Nếu chỉ mở cửa hàng rồi để đấy rồi đợi khách đến thì rất khó có thể phát triển được. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu thêm nhiều phương thức kinh doanh online. Đồng thời bạn cũng tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng hơn.
Trên đây là chia sẻ của Wiki.Topsi về kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm. Đây là mặt hàng tiềm năng nên nếu bạn có chiến lược kinh doanh tốt thì sẽ thành công. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của Wiki.Topsi. Hãy thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé.