Các bước thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thế nào?
Kinh doanh mỹ phẩm đang là mặt hàng mang tới lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư. Các mặt hàng mỹ phẩm nổi tiếng hiện nay phải kể đến như: Son, kem dưỡng da, kem chống nắng, nước hoa,… Nếu bạn đang muốn thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì hãy theo dõi nội dung bài viết hướng dẫn dưới đây của Wiki.Topsi nhé.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
Để thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần phải trả qua hai bước thực hiện như sau:
Bước 1: Thành lập công ty
Bước 2: Công bố sản phẩm mỹ phẩm
1.1. Thành lập công ty
Để thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm bạn cần phải:
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm có:
– Công ty TNHH một thành viên
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân
– Công ty hợp danh.
Kinh doanh mỹ phẩm là ngành nghề thông thường nên bạn sẽ chọn 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến là: Công ty TNHH và Công ty cổ phần.
Đặt tên cho doanh nghiệp
Quy định đặt tên doanh nghiệp sẽ bao gồm hai thành tố đó là: Loại hình doanh nghiệp và Tên doanh nghiệp.
Lưu ý:
Khi đặt tên doanh nghiệp bạn không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Các công ty không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức. Ngoài ra, cũng không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Chọn trụ sở kinh doanh
Trụ sở làm việc sẽ là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở sẽ phải có số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố.
Không đặt trụ sở công ty lại căn hộ chung cư có mục đích để ở, nhà tập thể có diện tích sử dụng chung,…
Vốn điều lệ
Đối với công ty kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp sẽ tự chủ động đăng ký về vốn điều lệ kinh doanh.
Quy định về thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp.
Quy định về tài sản góp vốn có thể là VNĐ, ngoại tệ chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,….
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật sẽ là các cá nhân đứng lên đại diện cho DN thực hiện quyền, nghĩa vụ của DN.
Để trở thành người đại diện phải đáp ứng các điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự. Không là đối tượng bị cấm thành lập hay quản lý doanh nghiệp.
Chú ý: Trong một doanh nghiệp có thể là một hoặc nhiều người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập công ty
Thủ tục thành lập công ty sẽ trải qua các quy trình sau đây:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty
Bước 2: Hồ sơ được nộp lên phòng đăng ký sản xuất- Sở kế hoạch đầu tư.
– Trong 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
– Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết. Nội dung thông báo cần nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi.
Bước 3: Doanh nghiệp sẽ nhận kết quả đăng ký thành lập công ty
Bước 5: Thực hiện khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Bước 6: Doanh nghiệp sẽ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký sản xuất
Thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty. Yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân.
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài. Hoặc là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
1.2. Công bố sản phẩm mỹ phẩm
Những trường hợp cần phải công bố sản phẩm mỹ phẩm gồm có:
– Các công ty kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về
– Công ty kinh doanh mỹ phẩm sản xuất trong nước nhưng không phải là nhà sản xuất mỹ phẩm.
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm gồm có:
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân. Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
Kinh nghiệm quản lý công ty mỹ phẩm hiệu quả
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn cần học tìm hiểu thêm kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Những nội dung quan trọng mà bạn cần phải nắm được gồm.
Đảm bảo hàng hóa luôn được quản lý chặt chẽ
Khi số lượng hàng hóa ít, các chủ shop có thể nhập số liệu theo dõi trên file excel, thậm chí là qua sổ sách. Tuy nhiên khi quy mô kinh doanh mở rộng với nhiều sản phẩm, bạn cần phải có phần mềm quản lý bán hàng. Nếu sử dụng phương thức quản lý thủ công rất dễ dẫn tới sai sót.
Chăm sóc khách hàng chu đáo
Kinh doanh mỹ phẩm đòi hỏi phải có dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm và chu đáo. Khách hàng khi đã có sự hài lòng, họ sẽ quay lại rất nhiều lần và giới thiệu cho người khác.
Chính vì thế doanh nghiệp cần phải có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Thường xuyên có những ưu đãi đặc biệt đến khách hàng thân thiết.
Xử lý đơn hàng nhanh chóng, chuẩn xác
Kinh doanh mỹ phẩm hiện nay không chỉ trên hình thức truyền thống mà còn trên cả Facebook, Zalo, Lazada, Shopee,… Việc tận dụng đa kênh bán hàng sẽ giúp tăng doanh thu cho các doanh nghiệp. Để được đánh giá tốt về dịch vụ, bạn cần phải có quy trình xử lý đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả. Nhân viên tại công ty của bạn phải đóng gói hàng thật nhanh. Phía đơn vị vận chuyển cũng cần phải đến lấy hàng và giao đến tay khách trong thời gian sớm nhất.
Đặc biệt khi kinh doanh bạn không được để xảy ra tình trạng sót đơn hay trễ đơn,…
Quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên sao cho tốt luôn là vấn đề khiến không ít chủ doanh nghiệp phải đau đầu. Bạn không chỉ cần phải đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả mà còn phải kiểm soát chi tiết tất cả các giao dịch. Vì sẽ có nhiều nhân viên làm việc thiếu trung thực, dẫn tới gian lận. Để tối ưu trong công tác quản lý, tốt nhất là bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Bài viết chia sẻ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thế nào trên đây hy vọng hữu ích đến bạn đọc. Mong rằng với thông tin này, bạn sẽ nắm rõ thông tin để quá trình thực hiện được tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!