Vốn ít có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn không?
Nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam hiện nay là rất nhiều và có dấu hiệu tăng trưởng liên tục. Từ đó giúp có việc kinh doanh các sản phẩm sữa rất phát triển. Nếu bạn đang thắc mắc vốn ít có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn hay không thì hãy theo dõi bài viết phân tích dưới đây của Wiki.Topsi nhé. Chắc chắn nội dung này sẽ rất hữu ích đến bạn đó.
Thuận lợi khi mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Hiện nay, khi chất lượng cuộc sống đã dần thay đổi thì dù ở nông thôn hay thành thị thì nhu cầu sử dụng sữa cũng rất nhiều. Bởi lẽ ai cũng quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Điều này mang tới dấu hiệu rất khả quan dành cho những ai muốn kinh doanh sản phẩm sữa.
Nhu cầu sử dụng sữa ở nông thôn tăng cao chính là hậu thuẫn giúp cho quá trình kinh doanh ngành hàng này phát triển. Mặt khác, kinh doanh sữa ở nông thôn còn có lợi thế là ít bị cạnh tranh hơn so với ở thành phố.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tỷ lệ sinh ở thành phố và nông thôn khá tương đồng. Nếu xét thấy khu vực bạn sinh sống có ít cửa hàng sữa thì ý tưởng kinh doanh của bạn là khá phù hợp.
Kinh doanh sữa là ngành hàng được đánh giá là có nguồn vốn không nhỏ. Nếu bạn có nguồn vốn hạn chế thì cần phải xây dựng kế hoạch bán hàng tốt. Nghĩa là ban đầu sẽ kinh doanh nhỏ, sau khi tích lũy kinh nghiệm thì sẽ mở rộng thêm. Ngay từ đầu bạn không cần phải mở quy mô lớn ngay. Hãy cân đối nguồn vốn đầu tư của mình để việc đầu tư đạt hiệu quả.
Kinh nghiệm kinh doanh sữa ở nông thôn vốn ít hiệu quả
Để giúp bạn dễ dàng khởi nghiệm với mặt hàng sữa tại nông thôn, Wiki.Topsi sẽ chia sẻ tới bạn kinh nghiệm sau đây. Bạn đọc hãy tham khảo nhé:
Bước 1: Tìm mặt bằng kinh doanh
Kinh doanh ở nông thôn cũng giống thành phố, bạn cần chọn những địa điểm có đông người qua lại. Cụ thể như gần trục đường chính, gần chợ, bệnh viện, trường học,…
Mặt tiền của cửa hàng cần phải thoáng, có chỗ để xe. Ở nông thôn thì khoảng diện tích từ 50 – 60m2 là thích hợp để mở cửa hàng. Bạn không cần phải thuê địa điểm quá rộng vì sẽ gây tốn kém chi phí. Sau khi tìm được địa điểm phù hợp, bạn sẽ phải chi ra một số vốn nữa để cải tạo mặt bằng. Bởi đa số cửa hàng cho thuê đều chỉ mà căn phòng trống.
Khi thuê cửa hàng, bạn nên lưu ý là thuê thời hạn khoảng 6 tháng là thích hợp. Không nên thuê ngắn quá hoặc dài lâu vì có thể phát sinh những rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Sẽ tốt hơn nữa khi bạn có thể tận dụng được mặt bằng nếu như có sẵn. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí kinh doanh.
Bước 2: Tìm nguồn hàng
Sữa là sản phẩm thiết yếu, quan trọng đến sức khỏe của mỗi người. Do đó, khi nhập các sản phẩm sữa về kinh doanh, bắt buộc bạn phải tìm hàng chính hãng, có tên tuổi. Với số vốn hạn chế, bạn sẽ không thể nhập đa dạng thương hiệu nên bạn chỉ nhập những hãng nổi tiếng, quen thuộc tại Việt Nam. Cụ thể như: Vinamilk, TH True Milk, NutiFood, Nestle,… Ở nông thôn khác với thành phố, mọi người sẽ ít mua sữa nhập khẩu hơn. Đa số mọi người sẽ chọn các dòng sữa phổ biến, có giá thành hợp lý. Khai thác vào tâm lý người dùng bạn hãy các nhập các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, sữa bột,… của các hãng sữa kể trên.
Hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam đều đã có các đại lý phân phối sữa. Bạn có thể đến đây nhập hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các shop chuyên bán sỉ các dòng sữa nổi tiếng để nhập hàng. Một số địa chỉ uy tín, được đánh giá cao phải kể đến như: Topsi.vn, Thitruongsi.com,… Chính sách nhập sỉ tại các địa chỉ này rất ưu đãi, đơn nhập sỉ không bị áp doanh số quá nhiều nên thích hợp với những ai kinh doanh ít vốn.
Khi nhập hàng bạn nên lưu ý là mỗi dòng chỉ nên nhập số lượng vừa phải. Điều này sẽ giúp bạn đo lường nhu cầu tiêu dùng trước. Sau đó bạn sẽ có sự điều chỉnh sao cho thích hợp.
Bước 3: Đầu tư trang thiết bị
Dù là kinh doanh ở nông thôn thì bạn cũng cần phải đầu tư đầy đủ trang thiết bị thì mới có thể bắt đầu kinh doanh. Các trang thiết bị cần phải có gồm:
– Lắp đặt đường dây điện, nước
– Đầu tư tủ mát, tủ lạnh để bảo quản sữa
– Giá, kệ, tủ để trưng bày các sản phẩm sữa
– Ngoài ra còn phải trang bị thêm các thiết bị phục vụ việc bán hàng như: Máy tính, máy in hóa đơn, máy in mã vạch,…
– Nếu bạn muốn đảm bảo an ninh cũng như hạn chế được mất mát khi kinh doanh có thể lắp đặt thêm camera. Trong trường hợp kinh phí hạn hẹp quá thì tạm thời chưa cần cũng được.
Xem thêm: Mách bạn 4 cách nhập sỉ sữa có chiết khấu cao nhất
Bước 4: Trưng bày, quản lý hàng hóa
Trưng bày hàng hóa khoa học, hút mắt, đẹp cũng sẽ gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng khi đến với shop. Các dòng sữa khi trưng bày cần phải phân chia thành nhiều loại, phù hợp với độ tuổi khác nhau. Do đó, việc sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mình cần. Để tạo cảm giác gần gũi, thân thiện bạn cũng có thể bố trí thêm các chậu hoa, cây cảnh,…
Bước 5: Lên kế hoạch truyền thông hiệu quả
Để cửa hàng sữa tại nông thôn của bạn được nhiều người biết đến bạn rất cần phải thực hiện các chiến dịch truyền thông. Bạn hãy tận dụng các kênh bán hàng online như facebook, Zalo,… Hay sử dụng các trang thương mại điện tử để thực hiện việc bán hàng. Dù là nông thôn nhưng nhu cầu mua online cũng rất nhiều. Tiếp cận các kênh bán hàng này cũng sẽ mang đến cho bạn lượng khách hàng đáng kể. Do đó hãy kết hợp song song giữa hình thức bán hàng trực tiếp và online nhé.
Tại thời điểm mới khai trương cửa hàng bạn hãy tung ra các chương trình khuyến mãi. Ví dụ mua 2 giảm giá, tặng quà tri ân,… Điều này sẽ giúp thu hút khách hàng. Chương trình khuyến mãi bạn nên cân đối sao cho thích hợp để không bị thâm hụt quá sâu về vốn và lãi.
Đừng quên lưu giữ thông tin khách hàng cũ để có chương trình chăm sóc khách hàng hiệu quả. Khi có lượng khách hàng cũ ổn định cũng sẽ giúp cho shop có kết quả kinh doanh tốt.
Trên đây là nội dung giải đáp vốn ít có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn không. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có được quyết định chính xác về ý tưởng kinh doanh của mình. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm các nội dung chọn lọc được đăng tải mỗi ngày nhé.
Chúc bạn luôn thành công!