Mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn?

Đặng Tâm 22/11/2022

Mở cửa hàng bỉm sữa cần bao nhiêu vốn? cần chuẩn bị những gì đang là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi vốn chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu không có vốn thì bạn sẽ không thể kinh doanh được. Bài viết dưới đây Wiki.Topsi sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn việc mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.

Có nên kinh doanh cửa hàng bỉm sữa không?

Theo xu thế nâng cao tầm vóc và sức khỏe gia đình Việt, việc bổ sung sữa vào bữa ăn hằng ngày là cần thiết. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi nếu bạn có ý định kinh doanh sữa. Mặc dù nhu cầu tăng, cửa hàng mọc lên nhiều thì khả năng cạnh tranh lớn nhưng tiềm năng phát triển vẫn rất cao. Để cửa hàng kinh doanh bỉm sữa của bạn thu hút thì phải có chiến lược và con đường phát triển riêng.

Mô hình kinh doanh bỉm sữa được đánh giá là hình thức kinh doanh đáng đầu tư. Nó sẽ là một thị trường béo bở nếu như bạn biết tận dụng tốt. Khi lựa chọn nguồn sỉ bỉm sữa tốt bạn sẽ được hưởng các mức chiết khấu cao. Điều này giúp có lợi nhuận có được cũng sẽ tăng lên.

Mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh bỉm sữa đang là sự lựa chọn của rất nhiều người hiện nay

Mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn?

Nói về vốn, sẽ khó có một con số cụ thể, chính xác cho việc kinh doanh bỉm sữa. Số vốn này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có có thể là tiềm năng thị trường, quy mô mở cửa hàng,…

Tuy nhiên, xét theo hình hình chung hiện nay, để mở cửa hàng bỉm sữa bạn cần có số vốn trong tay dao động từ 300 – 500 triệu đồng. Đây là đang nói đến cửa hàng bán lẻ, còn đối với đại lý bỉm sữa thì con số có thể lên tới vài tỷ đồng.

Cơ bản, chi phí để bắt đầu kinh doanh mặt hàng bỉm sữa sẽ gồm có:

2.1. Chi phí thuê mặt bằng

Ở mỗi khu vực sẽ có những chi phí thuê thuê mặt bằng khác nhau. Nếu bạn mở cửa hàng ở thành phố thì chi phí sẽ cao hơn nhiều ở vùng nông thôn, ven đô. Ngoài ra yếu tố vị trí cũng quyết định đến chi phí thuê cửa hàng. Ví dụ như vị trí mặt tiền – trung tâm thường sẽ đắt hơn vị trí khác.

Ngoài ra, tiền thuê mặt bằng còn phụ thuộc nhiều vào diện tích của cửa hàng. Theo thị trường giá cho thuê hiện nay thì với diện tích 20 – 25m2 sẽ có giá 10 – 15 triệu cho khu vực thành phố. Với mỗi hợp đồng sẽ thường phải ký khoảng 06 tháng.

Mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn?

Chi phí thuê mặt bằng sẽ có sự chênh lệch ở từng địa điểm khác nhau

2.2. Nguồn vốn dùng để nhập hàng

Xác định vốn đầu tư hàng rõ ràng là nhiệm vụ quan trọng không chỉ dành cho đầu tư bỉm sữa mà ở mọi ngành hàng. 

– Lượng vốn tối thiểu để nhập hàng

Tùy thuộc vào tiềm năng khu vực thị trường, tình hình kinh doanh chung, ban đầu bạn sẽ nhập mỗi dòng sữa khoảng 2 – 4 lon. Chi phí nhập hàng sẽ ở khoảng từ 100 – 150 triệu đồng.

Sau một thời gian kinh doanh bạn sẽ đánh giá được đâu là dòng sữa bán chạy, đâu là dòng sữa có lượng tiêu thụ thấp. Từ đó bạn sẽ có phương hướng nhập hàng phù hợp.

– Hình thức nhập hàng

Hiện nay có 02 hình thức nhập hàng đó là:

+ Nhập hàng bỉm sữa qua công ty: Lựa chọn hình thức nhập hàng này bạn phải đăng ký chỉ tiêu trong tháng. Ứng với mỗi chỉ tiêu bạn sẽ nhận được mức tiền thưởng, chiết khấu tương ứng.

+ Nhập hàng từ đại lý, shop bán sỉ: Bạn có thể nhập bao nhiêu cũng được, lấy càng nhiều được chiết khấu càng cao. Tiền chiết khấu sẽ được trừ trực tiếp vào đơn hàng, bạn không phải đợi đến cuối tháng như ở công ty. Hình thức nhập hàng này sẽ giúp nguồn vốn kinh doanh của bạn không bị đọng. Một số shop chuyên bán sỉ bỉm sữa uy tín phải kể đến Topsi.vn, Thitruongsi,…

Xem thêm: Kinh doanh sữa có lãi không? Lưu ý khi khởi nghiệp là gì?

Mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn?

Khi kinh doanh bỉm sữa bạn nên chọn nguồn hàng tốt để đảm bảo sự uy tín trong kinh doanh

2.3. Nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất

Những mặt bằng bạn thuê để kinh doanh đa số sẽ có khoảng diện tích trống, không có kệ giá gì. Lúc này, bạn cần phải bỏ ra một khoản tiền để tu sửa, trang trí, bày biện kệ giá, quầy thanh toán,… Số tiền này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bạn cũng như quy mô cửa hàng, chất lượng thiết bị bạn chọn. Trang trí càng đẹp, càng hiện đại thì chi phí sẽ càng cao.

2.4. Chi phí đăng ký kinh doanh

Để cửa hàng bỉm sữa của bạn kinh doanh hợp pháp theo đúng quy định bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh.

Thông thường chi phí đăng ký kinh doanh sẽ chỉ rơi vào khoảng 100.000 nghìn đồng. Trường hợp bạn không muốn đợi thủ tục lâu thì có thể làm nhanh, chi phí sẽ có thể đội lên từ 2 – 3 triệu đồng. Nếu bạn muốn có sự hỗ trợ và tư vấn của luật sư thì giá sẽ từ 5- 7 triệu đồng.

2.5. Chi phí thuế

Đóng thuế luôn là vấn đề mà các nhà kinh doanh phải đau đầu. Dù có muốn hay không thì các nhà bán hàng cũng cần phải đóng thuế. Đóng thuế chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân dù ở bất kỳ ngành nghề nào.

Các khoản thuế cần phải đóng đối với một cửa hàng kinh doanh bỉm sữa sẽ bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,… Các khoản thuế này sẽ có thay đổi theo quy mô và thu nhập của từng cá nhân cửa hàng.

2.6. Nguồn vốn lưu động

Ngoài các khoản chi phí kể trên bạn cũng cần phải chuẩn bị một khoản tiền dự phòng, lưu động. Khoản tiền này sẽ giúp để phòng tránh những rủi ro xảy ngoài ý muốn, giúp bạn xoay vòng cho cửa hàng. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, kinh doanh khó khăn sẽ chưa thể hoàn vốn ngay được.

Mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn?

Nguồn vốn lưu động là rất cần thiết để bạn có thể giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình kinh doanh

3. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh cửa hàng bỉm sữa

3.1. Xác định sản phẩm kinh doanh

Bỉm sữa cho trẻ em trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng về chủng loại, giá bán. Việc kết hợp kinh doanh bỉm – sữa sẽ giúp các gia đình thuận tiện khi mua sắm. Do đó bạn cần phải tìm được nguồn hàng tốt, đầu tư chỉn chu, làm rõ được nguồn gốc sản phẩm. Có như vậy khách hàng mới tìm đến cửa hàng của bạn. Bạn không nên kinh doanh sản phẩm rẻ vì sẽ không đảm bảo chất lượng. Khi bạn đã tạo được sự uy tín thì chắc chắn số lượng khách trung thành với cửa hàng sẽ tăng lên.

3.2. Marketing cho cửa hàng

Khi mới bắt đầu để thương hiệu của bạn được biết đến bạn cần phải có chiến dịch marketing. Bạn hãy đẩy mạnh chương trình khuyến mãi, quà tặng,… Đồng thời bạn cũng phải kết hợp thêm bán hàng online trên các nền tảng thương mại điện tử.

Đừng quên tạo riêng cho cửa hàng của mình một website để tăng mức độ uy tín. Khách hàng sẽ tiện cập nhật và theo dõi các sản phẩm kinh doanh của shop bạn hơn. Khi có nhu cầu sẽ đặt hàng online.

Trên đây là nội dung bài chia sẻ về nội dung kinh doanh bỉm sữa cần bao nhiêu vốn. Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin hay. Hãy thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều bài viết khác nhé.

Chúc bạn kinh doanh thành công và luôn phát triển bền vững.