Cộng tác viên là gì? Các loại hình cộng tác viên phổ biến nhất hiện nay
Cộng tác viên là một trong những công việc nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Công việc này có rất nhiều ưu điểm nổi bật và phù hợp với nhiều người trong xã hội. Vậy cụ thể cộng tác viên là gì? Có các loại hình cộng tác viên nào? Mời các bạn tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của Wiki.Topsi nhé!
Cộng tác viên là công việc gì?
Hiểu một cách ngắn gọn, cộng tác viên là những người làm lao động tự do, họ đứng vai trò là người trung gian, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Cộng tác viên có thể làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào từng loại hình mà không bị gò bó như các công việc trực tiếp. Đây là nghề tay trái của rất nhiều bạn nhằm tận dụng thời gian rảnh, kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Người làm cộng tác viên không giới hạn tiêu chuẩn, họ có thể là học sinh, sinh viên, các mẹ bỉm, người nội trợ,… Không phân biệt giới tính, độ tuổi, công việc này rất linh hoạt và có tính chủ động cao.
Cơ hội việc làm của công việc cộng tác viên rất lớn, hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp hay thậm chí là cá nhân đăng bài tuyển dụng cộng tác viên đã lĩnh vực.
Làm thế nào để trở thành cộng tác viên?
Trên thực tế, mỗi ngành nghề lại có những tính chất công việc khác nhau, vì vậy mà tùy thuộc vào lĩnh vực cụ thể mà yêu cầu của cộng tác viên cũng có sự thay đổi. Theo mặt bằng chung, để trở thành một cộng tác viên cơ bản, các bạn cần đạt được những yêu cầu sau:
– Đầu tiên, các bạn cần phải có kỹ năng chọn lọc và nắm bắt thông tin, nếu bạn là người có kiến thức rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực thì việc trở thành cộng tác viên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều lần.
– Tiếp đó, các bạn cần nắm được một số kỹ năng cơ bản về soạn thảo văn bản, tin học văn phòng. Việc sử dụng thành thạo các phần mềm như: Word, Excel, Powerpoint, PTS,… sẽ giúp các bạn nâng cao giá trị của bản thân và có thêm nhiều cơ hội hơn trong công việc.
– Ngoài ra, để làm được công việc cộng tác viên nói chung, các bạn phải tự rèn luyện cho mình một thói quen sắp xếp thời gian hợp lý, lên thời gian biểu để đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc.
– Cuối cùng, để làm được công việc cộng tác viên, các bạn phải chắc chắn đặt cả tâm huyết và làm việc một cách có trách nhiệm. Có như vậy, uy tín và giá trị cá nhân của các bạn mới được nâng cao.
Các loại hình cộng tác viên phổ biến nhất hiện nay
Hãy cùng tìm hiểu một số mô hình cộng tác viên hiện nay nhé:
3.1 Cộng tác viên viết bài content
Đây là công việc cộng tác viên nhận được sự quan tâm từ rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hay những bạn có khả năng viết lách và diễn đạt một vấn đề thuộc lĩnh vực nào đó một cách dễ hiểu, logic. Công việc này được khá nhiều người lựa chọn làm nghề tay trái của mình vì nó đem lại nguồn thu nhập thêm khá ổn.
3.2 Cộng tác viên bán hàng online
Cộng tác viên bán hàng online được xem là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến, loại hình này phát triển trên các lĩnh vực như: Thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng,… Đối với loại hình này, các bạn sẽ đóng vai trò như một cầu nối trung gian giữa người bán và người mua, đem sản phẩm của người bán đến gần hơn với các nguồn khách hàng trên thị trường, lợi nhuận thu về sẽ là khoảng chênh lệch giữa mức giá nhận từ người bán và mức giá báo cho người mua.
3.3 Cộng tác viên dịch thuật
Ngoại ngữ ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại. Những người có vốn ngoại ngữ tốt như: Tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Nhật thường lựa chọn công việc cộng tác viên dịch thuật để kiếm thêm một khoản thu nhập và trao dồi thêm kỹ năng của bản thân. Công việc cộng tác viên dịch thuật có thể là dịch sách báo, video, phim hay các bài báo cáo, ấm nhạc,… Yêu cầu mang tính quyết định của loại hình cộng tác viên này là khả năng phiên dịch ngoại ngữ của các bạn phải ở mức tương đối tốt.
3.4 Cộng tác viên nhập liệu
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì việc hợp tác và tuyển dụng cộng tác viên nhập liệu không còn quá xa lạ. Công việc của cộng tác viên nhập liệu là nhận diện, xử lý các số liệu, thông tin cơ bản của đơn vị, phân loại và nhập vào một file hay thư mục đã quy định trước đó. Người làm cộng tác viên nhập liệu cần phải có tính tỉ mỉ vì công việc này đòi hỏi độ chính xác cao, đồng thời cần phải giữ bảo mật thông tin theo hợp đồng thỏa thuận.
3.5 Cộng tác viên chăm sóc fanpage
Ngày nay, việc kinh doanh online ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với sự phát triển và phủ sóng toàn cầu của mạng xã hội Facebook. Việc mở cửa hàng trên mạng và bán sản phẩm chắc hẳn không còn quá xa lạ với các nhà kinh doanh, thậm chí số đơn đi trong ngày nhờ phát triển fanpage hiệu quả có thể lên tới 1000 đơn. Để cải thiện dịch vụ và đảm bảo sự quay lại của khách hàng thì việc tuyển cộng tác viên chăm sóc fanpage là điều vô cùng cần thiết, nhất là đối với các shop lớn. Công việc chủ yếu của cộng tác viên chăm sóc fanpage có thể kể đến như: Đăng bài giới thiệu sản phẩm, trả lời và tư vấn cho khách hàng, chốt đơn và gửi đơn về shop,…
3.6 Cộng tác viên telesale
Telesale chắc chắn là lĩnh vực không còn quá xa lạ đối với xã hội hiện đại. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ấn tượng và thu hút khách hàng thì các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh việc phát triển và đào tạo đội ngũ telesale. Theo đó, cộng tác viên telesale cũng ngày càng được quan tâm và tuyển dụng với số lượng lớn. Để có thể đảm nhiệm công việc cộng tác viên telesale, các bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, giọng nói hay, phát âm chuẩn. Nếu bạn là người có kỹ năng thuyết phục người khác thì cộng tác viên telesale được ví như một cánh cửa cơ hội rộng mở, đáng để thử nghiệm.
3.7 Cộng tác viên bất động sản
Đối với công việc cộng tác viên bất động sản, các bạn sẽ là cầu nối, tìm kiếm và khai thác các khách hàng có nhu cầu về bất động sản, nhà đất cho công ty hay các doanh nghiệp có liên quan. Công việc này đòi hỏi các bạn phải là một người khéo léo, nắm bắt tâm lý của khách hàng tốt, khả năng cập nhập kiến thức và kỹ năng bán hàng cao. Mặc dù có những yêu cầu khá cao nhưng mức thu nhập, hoa hồng từ việc làm cộng tác viên bất động sản không hề nhỏ. Đây là việc làm mà các bạn theo học ngành kinh doanh nên thử sức và tích lũy kinh nghiệm.
Làm cộng tác viên sẽ được những gì?
Khi bắt đầu bất kỳ công việc nào thì mỗi người sẽ đều đặt ra cho mình những câu hỏi liên quan đến lợi ích, đến những gì mà mình sẽ nhận được. Vậy là cộng tác viên các bạn sẽ nhận được những gì?
4.1 Tăng thu nhập cá nhân
Cộng tác viên là một công việc có tính tự do cao, từ công việc này, các bạn có thể kiếm thêm một khoản thu nhập hàng trăm, thậm chí hàng triệu mỗi tháng. Chính vì vậy mà việc làm thêm cộng tác viên làm nghề tay trái, song song với nghề nghiệp chính được rất nhiều bạn lựa chọn. Công việc này không bị gò bó, các bạn học sinh, sinh viên, các mẹ nội trợ, mẹ bỉm hay tất cả mọi người đều có thể nghiên cứu và làm việc.
4.2 Trau dồi thêm kiến thức và có thêm nhiều kinh nghiệm
Bên cạnh việc nâng cao thu nhập cá nhân, khi làm cộng tác viên, các bạn còn học hỏi được rất nhiều kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống. Chẳng hạn như kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý, điều phối, kỹ năng viết lách, tích lũy kinh nghiệm sống.
Đặc biệt đối với các loại hình cộng tác viên viết content, viết báo, marketing,… thì việc nghiên cứu và tìm hiểu thông tin đa lĩnh vực là điều kiện mang tính chất bắt buộc. Từ đó, vừa giúp ích cho công việc, vừa nâng cao trình độ hiểu biết và giá trị của bản thân.
4.3 Rèn luyện bản thân
Khi trở thành một cộng tác viên, dù là bất kỳ loại hình nào, các bạn sẽ có thêm điều kiện để tôi luyện và phát triển bản thân. Bên cạnh việc mở rộng vốn kiến thức thì việc rèn luyện đạo đức cũng như tính cách cung được cải thiện qua công việc này. Các bạn sẽ rèn luyện được tính kiên nhẫn, làm việc có trách nhiệm hơn, chủ động và linh hoạt trong việc xây dựng các kế hoạch, thời gian biểu,..
4.4 Mở rộng các mối quan hệ, có thêm nhiều cơ hội
Bắt đầu công việc cộng tác viên còn giúp các bạn làm quen và giao lưu được với nhiều người bạn, đồng nghiệp. Thông qua các mối quan hệ mới đó, các bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia, hỗ trợ các bạn rất nhiều ở hiện tại và thậm chí là trong tương lai.
5. Tìm việc làm cộng tác viên ở đâu?
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tìm việc làm và tuyển dụng cũng ngày càng cao, việc làm cộng tác viên cũng không ngoại lệ. Câu hỏi tìm việc làm cộng tác viên ở đâu đang được rất nhiều bạn quan tâm, các bạn có thể tìm việc thông qua:
– Các trang mạng xã hội: Trên các trang mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm tuyển dụng cộng tác viên, đặc biệt là Facebook. Các bạn có thể tham gia và các hội nhóm để tìm kiếm hoặc chủ động đăng bài tìm kiếm việc làm. Đây được xem là phương pháp được nhiều bạn sử dụng nhất hiện nay. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm kiếm công việc thông qua zalo hay các sàn thương mại điện tử (đối với cộng tác viên bán hàng online).
– Các trang web: Cũng giống với mạng xã hội, các trang web tuyển dụng cũng là nơi để các bạn có thể khai thác và tìm kiếm việc làm cộng tác viên. Các bạn có thể tham khảo một số trang web tuyển dụng nổi tiếng như: Toplist, Vlance, Kenh14,…
Dù là bất kỳ phương tiện tìm kiếm việc làm nào cũng sẽ có hai mặt, đó là sự đối lập giữa các tổ chức, đơn vị tuyển dụng hợp pháp, minh bạch và các tổ chức lừa đảo. Do vậy, khi tìm kiếm việc làm cộng tác viên trên mạng xã hội hay các trang web, các bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu thông tin một cách rõ ràng, thảo luận chế độ và hợp đồng lao động liên quan để tránh trường hợp lừa đảo nguy hiểm, tiền mất tật mang.
Với những thông tin mà Wiki.Topsi cung cấp phía trên, chắc chắn đã giúp các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi cộng tác viên là gì? Các loại hình cộng tác viên ra sao? Xin cảm ơn sự theo dõi của quý bạn đọc, hẹn gặp lại các bạn ở bài viết chia sẻ tiếp theo!